Luật sư đại diện

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Việc quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng con cái xuất phát từ tấm lòng yêu thương của cha mẹ đối với con. Đó vừa là quyền và nghĩa vụ của các bậc phụ huynh được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Việc từ chối hoặc trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con là vi phạm pháp luật, ngoài ra những hành vi ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con của cha, mẹ cũng là những hành vi bị lên án và có thể bị xử lý theo pháp luật.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của một người phải đóng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Người có nghĩa vụ từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng còn xảy ra nhiều trên thực tế hiện nay. Theo quy định của pháp luật thì việc từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà lại tiếp tục diễn ra có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình Sư.

1. Căn cứ pháp luật
 
– Bộ luật hình sự Việt Nam;
 
– Thông tư lien tịch số 01/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV- các tội phạm chế độ hôn nhân gia đình cuả Bộ luật Hình sự.
 
– Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự 
 
2. Quy định của pháp luật

– Khi hành vi xảy ra gây hậu quả chưa nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự  tại điểm a khoản 3 Điều 52 thì có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

– Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý thì phải chịu trách nhiệm hình sự, Điều 152 Bộ luật hình sự quy định Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
 
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
 
3. Các yếu tố cấu thành tội phạm
 
a. Khách thể
 
Khách thể của tội phạm là quan hệ gia đình bị xâm phạm mà trực tiếp là quyền được người thân phải cấp dưỡng cho mình.
 
b. Chủ thể
 
Chủ thể là người đủ từ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi tại Điều 12, 13 Bộ luật Hình sự.
 
Chủ thể của tội này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mà theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều50 Luật Hôn nhân gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa vợ và chồng, cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
 
c. Mặt khách quan
 
 Hành vi:
 
Hành vi trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng thường được biểu hiện bằng việc không chịu đóng góp tiền, tài sản để cấp dưỡng mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó. Có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương.
 
Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh do quan hệ hôn nhân gia đình. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng mà cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì hành vi mới bị coi là tội phạm.
 
Từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng là có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và có khả năng cấp dưỡng nhưng khước từ việc cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật yêu cầu cấp dưỡng hoặc đã có quyết định của Tòa án buộc phải cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng.        
 
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và có khả năng cấp dưỡng nhưng tìm mọi cách trốn tránh việc cấp dưỡng (bỏ trốn, giấu địa chỉ, cố tình dây dưa việc cấp dưỡng), khi người được cấp dưỡng yêu cầu hoặc đã có quyết định của Tòa án buộc phải cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng.
 
– Hậu quả:
 
Việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ như: ốm đau, bệnh tật…). dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
 
d. Mặt chủ quan
 
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý , mặc dù nhận thức rõ hành vi từ chối hoặc tránh cấp dưỡng nhân vẫn cố tình không cấp dưỡng.
 
3. Các công việc LUẬT NAM VƯƠNG thực hiện
 
– Tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh hay từ chối cấp dưỡng;
 
– Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của tội từ chối hay trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng;
 
– Tư vấn về thu thập chứng cứ, thiết lập hồ sơ tố giác tội phạm;

– Tư vấn về cách thức yêu cầu, các giai đoạn giải quyết vụ, việc theo trình tự, thủ tục tố tụng;

– Đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;

LUẬT NAM VƯƠNG có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vụ việc kinh tế, dân sự, hình sự từ đơn giản đến phức tạp, với đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, uy tín luôn mang lại cho khách hàng kết quả và chất lượng dịch vụ tốt nhất và hiệu quả nhất.

LUẬT NAM VƯƠNG

Địa chỉ: 1163/14/5A Lê Đức Thọ, Phường 13, quận Gò Vấp, TP. HCM

Liên hệ: 08.3689.3789 – 028 999 58 789

Email: luatnamvuong@gmail.com

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng.

Tác giả bài viết: LUAT NAM VUONG
Nguồn tin: HS